Lựa chọn máy bộ đàm cầm tay thế nào cho phù hợp

Nhu cầu sử dụng máy bộ đàm cầm tay trong các hoạt động an ninh giám sát ngày càng cao. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều dòng máy, tuy nhiên để lựa chọn được sản phẩm phù hợp không hề đơn giản. Vì thế Yên Phát muốn chia sẻ với các bạn cách lựa chọn bộ đàm cầm tay phù hợp

Những dòng máy bộ đàm đang được  sử dụng nhiều nhất hiện nay

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực máy máy bộ đàm Yên Phát giới thiệu đến Quý khách một số dòng máy nổi bật như: máy bộ đàm ICOM ( Xem tại đây http://yenphat.vn/Bo-dam-cam-tay-ICOM.html ), Motorola, Kenwood… Đây là những thương hiệu nổi tiếng với những ưu điểm vượt trội và giá thành phù hợp

1. Bước 1: Lựa chọn băng tần sử dụng cho máy bộ đàm phù hợp với môi trường sử dụng.

– Máy bộ đàm cầm tay và bộ đàm gắn cố định có 2 loại băng tần khác nhau: VHF (tần số 136-174MHz) và UHF (tần số 400-527MHz). Xem chi tiết tại đây http://yenphat.vn/Bo-dam-cam-tay.html

*Chú ý: nếu bạn mua thêm để dùng chung với số máy đang có sẵn thì bạn cần biết các máy đang sử dụng là băng tần nào (VHF/UHF), tần số là bao nhiêu và model là gì để chọn mua máy mới có thể dùng chung được với hệ thống cũ.

Máy bộ đàm KenwoodMột sản phẩm máy bộ đàm cầm tay Kenwood

– Nếu đây là lần đầu tiên mua bộ đàm và chỉ dùng chúng với nhau thì bạn có thể chọn băng tần VHF hoặc UHF tùy theo các điểm vị trí địa hình sử dụng để liên lạc được xa nhất và tốt nhất theo tiêu chí sau:

+ Nếu là khu vực trống trải, ít có vật cản giữa các máy bộ đàm: Nên chọn VHF.
+ Nếu trong nhà cao tầng, nhiều công trình xây dựng trong thành phố: Nên chọn UHF.
+ Khả năng được cấp phép sử dụng tần số cho vùng bạn sử dụng bộ đàm.

Chú ý:

– Khoảng cách liên lạc tối đa giữa hai máy cầm tay từ 2 người đứng trên mặt đất ở ngoài trời, nơi trống trải khoảng 3km, trong thành phố không quá 2km. Trong các tòa nhà cao tầng, nơi các công trình kiến trúc được xây dựng với mật độ dầy thì cự ly sẽ ngắn hơn đáng kể.
– Các máy cầm tay có thể liên lạc với trung tâm của mình cự ly xa hơn nhiều so với cự ly giữa 2 máy cầm tay nếu máy tại trung tâm là loại cố định/ lưu động có công suất lớn và có anten đặt trên cột cao (càng cao liên lạc càng xa).

Để tăng cự ly liên lạc giữa các máy cầm tay hay máy lưu động với nhau có thể dùng Bộ lặp-Repeater (có anten lắp ở vị trí cao).

2. Bước 2: Lựa chọn dòng máy bộ đàm sử dụng

– Dựa theo khả năng tài chính: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bộ đàm, nhưng tập trung lại có 4 hãng bộ đàm lớn chi phối là Kenwood, Vertex Standard, Motorola và Icom, Rẻ hơn có KYD, TID, HYT, Kirisun (Trung Quốc), Còn lại các loại khác thì tuy giá thành rẻ hơn nhưng thương hiệu, chất lượng thu phát và độ bền sản phẩm kém xa so với cac hãng trên.

+ Nếu sử dụng máy bộ đàm dùng cho nhà hàng, khách sạn, bảo vệ, khu công nghiệp thì dùng một số dòng giá rẻ của  Kenwood (TK-3207/2207, TK2000/3000, TK 2170/3170), Vertex Standard VX 351,VX 354, VX 454, hoặc dòng kỹ thuật sô Vertex EVX 531,539 hoặc Motorola CP 1100, CP 1660 hoặc Icom (IC-V80, IC-V82, IC-F3003, M24, M36).

+ Nếu bạn sử dụng máy bộ đàm dùng cho công trường xây dựng, dịch vụ bảo vệ thì bạn lên chọn loại có cấu hình trung bình như máy bộ đàm Motorola , CP1100, CP1300, GP3188 ,SMP418, Magone A8, hoặc Kenwood TK2000/TK3000 hoặc Vertex VX 354 loại không bàn phím. Các dòng này có khả năng chống va đập tốt, chống bụi và nước hắt được.

+ Với các công ty vận tải và vận chuyển hành khách như taxi, vận chuyển hàng hóa, hàng không… thì bộ đàm phục vụ cho điều hành là các dòng máy gắn xe cố định như Kenwood TK 7302, TK 8302. TK 7360, TK 8360 Motorola GM3188, GM3688, GM338… Ngoài ra nếu công ty bạn yêu cầu quản lý liên lạc tại nhiều vùng phủ sóng có khoảng cách địa lý xa nhau thì phải sử dụng dòng máy bộ đàm kỹ thuật số như MOTOTRBO của Motorola, ICOM, KENWOOD, KYD…

+ Nếu bạn là đơn vị chuyên nghiệp, cần các sản phẩm đảm bảo an ninh với yêu cầu liên lạc thông suốt thường trực và bền chắc trong các điều kiện thời tiết môi trường phức tạp như Quân đội, Công an, Phòng chống bão lụt, hỏa hoạn, thiên tai, các công ty Dầu khí … thì bộ đàm sử dụng phải là các dòng chuyên nghiệp, chống chịu tốt và hiệu suất cao của Motorola GP 338IS, GP 338 IS hoặc Icom M88IS,M24, M36…

– Dòng phổ thông thường có giá thấp, cấu hình vừa đủ để đáp ứng các yêu cầu công việc đơn giản mà vẫn đảm bảo hài hòa chi phí và hiệu quả công việc.

– Dòng chuyên nghiệp thường có giá cao hơn, chống bụi và nước xâm nhập tốt hơn, kết cấu cứng chắc chịu được va đập và có nhiều tính năng chuyên dụng, hiện đại. Hiện nay Motorola là hãng đứng đầu trong công nghệ bộ đàm (analog và digital) phục vụ cho các công việc nặng như dầu khí, an toàn chống cháy nổ, cảng biển, xây dựng … do có độ bền cao, vận hành đơn giản, khả năng chống chịu độ ẩm, bụi bẩn… mà vẫn đảm bảo hoạt động thông suốt. Các dòng sản phẩm analog chuyên nghiệp của Motorola là GP3188, GP328, GP338, GM338.Vertex Standard VX 351, VX 354, VX 454, EVX 531, EVX539 Các dòng sản phẩm kỹ thuật số chuyên dụng của Motorola là XiR P6600/6620, P8200/8208, P8260/8268, P8668, M8220/8228, M8260/8268.

– Với các máy dùng trong hệ thống trung kế (trunking), APCO P25… bạn phải chọn các máy dòng chuyên nghiệp.

Lưu ý:

Các nhu cầu đặc biệt như dùng Bộ lặp để tăng cự ly liên lạc, dùng các hệ thống trung kế (trunking) để tăng cự ly và dùng kênh hiệu quả với một hệ thống nhiều kênh cho nhiều người dùng… xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

3. Bước 3: Lựa chọn tính năng

Bạn cần quan tâm đến các tính năng sau:

– Công suất phát RF. Máy cầm tay thường có công suất 4-5W. Công suất cao giúp tăng cự ly liên lạc.
– Công suất âm thanh. Cần công suất lớn với bộ lọc âm tốt nếu bạn hay dùng máy ở môi trường ồn ào.
– Các tính năng bảo vệ, an toàn: Kết cấu vững chắc theo tiêu chuẩn Quân đội Mỹ (MIL-STD810), chống nước xâm nhập (chuẩn IPXX), phòng nổ (pin FM – dùng trong khu vực dễ cháy nổ)…
– Có mạch mã hóa và giải mã PL/DPL, CTCSS/DTCS: Giúp tránh nghe các cuộc liên lạc không cần thiết khi có nhiều nhóm người dùng sử dụng chung 1 kênh tần số.
– Chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX): giúp hoạt động rảnh tay.
– Khả năng nhập tần số từ bàn phím của máy: rất tiện lợi thường có ở các dòng máy phổ thông tuy nhiên đôi khi tính năng này lại làm người dùng vô tình làm sai tần số của kênh đã đặt làm cho máy không liên lạc được với các máy khác.
– Khả năng bảo mật thông tin: nhiều cấp bảo mật khác nhau (Voice Scramler, AES/DES…).
– Máy gọn nhẹ.

>> Đọc thêm: Cách sử dụng máy bộ đàm cầm tay

 

Leave a comment